Bộ đáp án hỏi đáp về bệnh Tay Chân Miệng |
|
Bệnh tay chân miệng |
|
1. Làm sao để biết trẻ bị bệnh TCM? |
|
Nổi bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông |
|
Sốt |
|
Họng đỏ, có vết loét trong miệng |
|
Biếng ăn, chảy nước miếng nhiều. |
|
Khác (ghi rõ)……. |
|
2. Trẻ bị lây bệnh TCM qua đường nào? |
|
Trẻ khỏe mạnh tiếp xúc với trẻ bệnh |
|
Người chăm sóc, người thân bồng ẵm trẻ khi bàn tay nhiễm bẩn |
|
Trẻ tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng, sàn nhà … nhiễm bẩn |
|
Khác (ghi rõ)……. |
|
3. Người chăm sóc trẻ cần làm gì để phòng bệnh TCM cho trẻ? |
|
Cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn,trước khi ăn/cho trẻ ăn,trước khi bế ẳm trẻ,sau khi đi vệ sinh,sau khi thay tả và làm vệ sinh cho trẻ |
|
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, vật dụng, đồ chơi bằng xà phòng hay các chất tẩy rửa thông thường |
|
Khác (ghi rõ)……. |
|
4. Trẻ bị bệnh TCM cách ly trẻ ít nhất mấy ngày? |
|
Ít nhất 10 ngày (nghỉ học, không tiếp xúc với trẻ khác) |
|
5. Nếu trẻ điều trị bệnh TCM tại nhà, đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi nào? |
|
Sốt cao khó hạ |
|
Giật mình, chới với |
|
Thở bất thường (hổn hển, rút lõm ngực, thở rít...) |
|
Run tay, run chân, đi loạng choạng |
|
Vã mồ hôi lạnh, da xanh tái |
|
Co giật, tím tái |
|
Khác : quấy khóc liên tục, nôn ói nhiều, bỏ bú …. |
|
6. Anh/ chị tìm hiểu thông tin về bệnh SXH và TCM từ đâu? |
|
từ Trạm y tế,Trung tâm y tế qua zalo, băng rôn, bích chương, tờ rơi, phát thanh |